Vào một đêm cuối tháng tám. Tôi quyết đi dạo ban đêm.
Không khí se lạnh dù đang giữa mùa hè. Cả phố chìm trong sự tĩnh lặng đáng sợ, chuyến tàu cuối cùng cũng đã qua. Lạnh lẽo, yên tĩnh và cũ kỹ như một thành phố bị bỏ hoang. Ngay cả những con người đi đường cũng lạnh lẽo và giả tạo như đang nằm trên một bức tranh tĩnh cảnh. Tất cả gợi cho tôi về một dịch bệnh nan y.
…tệ hại, ghê tởm.
Tất cả, những ngôi nhà tối, những cửa hàng bách hóa…tất cả tưởng chừng như sẽ vỡ tan thành từng mảnh nếu chúng lơ là một chút.
Trong tất cả, ánh trăng dung hòa màn đêm đen. Trong thế giới tĩnh, chỉ có ánh trăng là sống động, làm tôi chói mắt.
…Đó là cái tệ hại mà tôi đã nhắc tới.
Áo khoác quấn quanh bộ kimono như thiêu đốt. Nhưng không phải nóng bức..không đúng, mà là…
Từ đầu tôi đã không có cảm giác lạnh.
Mặc dù đã nửa đêm, nếu đi dạo thì vẫn bắt gặp vài người.
Một người đứng tuổi cúi mặt bước đi vội vã.
Một thanh niên đứng trầm ngâm trước máy bán hàng tự động.
Và nhiều người nữa trong các cửa hàng.
Tôi tự hỏi mục đích của họ ở nơi đó là gì, một việc mà người ngoài cuộc không sao hiểu nổi. Hơn nữa, ngay bản thân tôi cũng không có mục đích gì khi bước ra đường giờ này. Chỉ là thói quen ngày trước.
…Hai năm
Tôi, Ryohgi Shiki, chỉ mới kết thúc năm đầu trung học trước khi tai nạn đó xảy ra và phải nhập viện ngay. Cơ thể hoàn toàn bình thường nhưng đầu tôi bị chấn thương nặng.
Từ đó, tôi hôn mê hai năm. Có lẽ vì tôi không có thương tích gì nên họ giữ cho tôi sống còn cái xác vô dụng thì cố níu kéo lấy sự sống.
Rồi cách đây hai tháng, Ryohgi Shiki tỉnh lại.
Tôi đoán bác sĩ trong viện khi đó đều giật mình như thấy một xác ướp sống lại. Vậy cũng đủ biết họ mong tôi bình phục đến mức nào.
Cả tôi cũng bị sốc nhưng vì một lý do khác.
Ký ức của tôi giờ đây hơi bất thường.
Nói đơn giản, tôi không tin vào ký ức của chính mình. Trường hợp này khác với rối loạn trí nhớ, hay người ta thường gọi là mất trí nhớ.
Theo lời Tohko, bộ nhớ gồm bốn hệ thống vận động của não:
“Ghi nhận” truyền tải hình ảnh mắt thu được vào não dưới dạng thông tin.
“Lưu” lưu trữ thông tin đó.
“Tái hiện” gọi thông tin đã lưu. Nói cách khác, nhớ lại.
“Nhận thức” xác định hiện thực trong ký ức là có thật.
Nếu một người hỏng cả bốn, người đó mất trí nhớ. Tất nhiên, tùy theo hệ thống nào hư hại ít nhiều mà có những loại mất trí khác nhau.
Nhưng trong trường hợp của tôi, không có thứ nào bị hư hại. tôi không nhận ra đó là ký ức của mình, nhưng “Nhận thức” hoạt động cho thấy ký ức là có thật như tôi từng trải qua.
Tôi vẫn không tin vào con người ngày trước của mình. Không thể cảm nhận được mình đã như thế nào.Cho dù tôi có ký ức của Ryohgi Shiki, nó vẫn như của ai khác. Mặc dù tôi hiển nhiên là Ryohgi Shiki…
Hai năm trống rỗng hạ thấp Ryohgi Shiki xuống còn hư vô.
Mọi người xung quanh lại không nghĩ vậy, nhưng cái tôi bên trong Shiki này sụp đổ không còn gì.
Trí nhớ và tính cách lẽ ra tôi phải có…liên kết giữa hai thứ đó đã đứt đoạn. Vì lẽ đó, ký ức này chỉ còn là chuỗi hình ảnh. Nhưng cũng nhờ vậy, tôi có thể cư xử như bản thân mình trước đây. Tôi có thể giao tiếp với người sinh ra mình và những người từng quen biết như Ryohgi Shiki mà họ từng biết.
Nhưng không mảy may quan tâm đến cảm nghĩ của tôi.
Thành thật mà nói, điều đó đau đớn đến mức gần như không thể chịu đựng. Chỉ như bản sao chép, tôi không cảm thấy mình đang sống một chút nào.
Như đứa trẻ sơ sinh, tôi có nhiều thứ chưa biết, nhiều việc chưa trải qua nhưng ký ức mười tám năm làm tôi trưởng thành. Trong ký ức có nhiều kinh nghiệm của người từng trải khi tôi chưa hề trải qua chuyện gì cả.
Thậm chí nếu tôi muốn trải nghiệm, tôi đã có kinh nghiệm đó sẵn trong đầu.
Không đáng ngạc nhiên, không sống.
…Cảm giác như là không thấy thích thú với trò ảo thuật vì đã biết rõ thủ thuật của nó dù mới xem lần đầu.
Cứ như vậy, tôi cứ tiếp tục sống như trước đây, sống như con người trong trí nhớ với cảm giác bằng con số không.
Lý do thật đơn giản.
Vì nếu tôi làm vậy, có lẽ tôi sẽ tìm lại được bản thân.
Vì nếu cứ như vậy, có lẽ tôi sẽ biết được lý do tại sao mình lại đi dạo vào lúc này.
Oh, vậy là rõ rồi.
Tôi nghĩ bạn có thể đoán được rằng tôi tương tư chính bản ngã trước đây của mình.